Monitor theo dõi bệnh nhân YM6000

  • Mô tả
  • Đánh giá (1)

Mô tả

Ngày nay, monitor theo dõi bệnh nhân là một thiết bị rất quan trọng trong các khoa cấp cứu, chăm sóc đặc biệt, phòng mổ,…Monitor theo dõi các thông số sinh tồn, giúp các bác sĩ nắm được tình trạng bệnh nhân một cách liên tục. Thông thường, monitor theo dõi bệnh nhân biểu diễn các thông số dưới 2 dạng: số và dạng sóng.

Monitor theo dõi bệnh nhân là gì?

Monitor theo dõi bệnh nhân là thiết bị được sử dụng trong các khoa cấp cứu, phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt,… Đây là thiết bị dùng để đo và theo dõi các thông số sinh tồn của bệnh nhân, phân tích một cách tự động trên máy dựa trên những thông số tiêu chuẩn. Nhờ đó,  thiết bị giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng của người bệnh một cách liên tục. Bên cạnh đó, ngoài chức năng theo dõi và thông báo, monitor theo dõi bệnh nhân còn có chức năng báo động khi các chỉ số nằm ngoài khoảng giới hạn bình thường đã được cài đặt. Các loại monitor theo dõi bệnh nhân gồm:

  • Monitor theo dõi bệnh nhân 5 – 7 thông số: Dùng đo các chỉ số như SpO2, ECG, EEG, NIBP, EtCO2,…;
  • Máy theo dõi nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2);
  • Máy điện tim: Chức năng theo dõi điện tim;
  • Monitor sản khoa.

Các chỉ số trên máy monitor theo dõi bệnh nhân và ý nghĩa các thông số monitor theo dõi bệnh nhân:

  • NIBP: Chỉ số đo huyết áp không xâm lấn
  • Nhịp thở: Số lần thở / phút
  • Nhịp tim: Số nhịp tim / phút
  • Nhiệt độ cơ thể bệnh nhân
  • EtCO2: Áp lực ( mmHg )  hoặc nồng độ ( % ) khí cacbonic vào cuối kì thở ra của bệnh nhân
  • ECG: Chỉ số điện tim
  • SpO2: Chỉ số nồng độ bão hòa oxy trong máu

Dạng sóng Pleth

Dạng sóng Pleth được tạo ra từ tín hiệu thu được của cảm biến đo SpO2 nhưng dạng sóng Pleth không phải là sự dao động của giá trị SpO2. Giá trị SpO2 thường được thể hiện bằng dạng số trên các monitor theo dõi bệnh nhân.

Pleth được viết tắt từ Plethysmography có nghĩa là biểu đồ đo thể tích. Nó thể hiện sự thay đổi thể tích trong một cơ quan hay trong toàn bộ cơ thể (thường là thể tích máu hoặc khí). Các cảm biến SpO2 dựa trên hiện tượng hấp thụ ánh sáng để tính toán lượng máu lưu thông trong phần mô giữa đầu phát và đầu thu ánh sáng, do đó đồ thị tạo ra cũng được gọi là Plethysmography hay cụ thể hơn là Photopethysmography (PPG).

Các nhà sản xuất khác nhau dùng các phương pháp khác nhau để hiệu chỉnh tín hiệu từ sensor nên dạng sóng Pleth trên các monitor có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, dạng sóng Pleth nói chung sẽ có dạng như sau:

Dạng sóng Pleth

Mỗi chu kỳ trên dạng sóng này ứng với một nhịp đập của tim. Đường đi lên ứng với quá trình tâm thu, máu từ động mạch chủ được bơm đến ngón tay. Đường đi xuống ứng với quá trình tâm trương. Trên đường đi xuống có một gai nhỏ, gai này được tạo ra do máu từ động mạch chủ khi được bơm đến các phần dưới cơ thể tạo sẽ áp lực lên trên và truyền đến ngón tay. Độ cao của sóng cho biết dung lượng máu lưu thông trong động mạch, chiều dài bước sóng cho biết nhịp tim. Các dạng sóng Pleth không bình thường sẽ cho bác sỹ một số thông tin về tình trạng của bệnh nhân.

Một số monitor không vẽ sóng Pleth mà biểu diễn sự thay đổi thể tích máu lưu thông trong động mạch diễn bằng sự dao động của một chuỗi vạch. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, thiết bị đo SpO2 ngày càng đơn giản và rẻ, do đó giá trị SpO2 cùng sóng Pleth đã và đang trở thành một thông tin quan trọng phục vụ cho công tác chẩn đoán của bác sĩ.

Dạng sóng ECG

Dạng sóng ECG là một trong những dạng sóng quan trọng nhất của monitor theo dõi bệnh nhân. Các monitor thường không theo dõi đầy đủ 12 đạo trình như máy điện tim chuyên dụng. Monitor thông thường sử dụng 3 điện cực theo dõi được 3 đạo trình và 5 điện cực theo dõi được 7 đạo trình. Dạng sóng điện tim bình thường sẽ có hình dạng như sau:

 
Dạng sóng ECG

– Sóng P: Sóng P thể hiện quá trình khử cực ở tâm nhĩ trái và phải, sóng P có dạng một đường cong điện thế dương phía trước phức QRS. Sóng P kéo dài khoảng 0,06 đến 0,1 giây.
– Đoạn PR: Đoạn PR là đoạn từ điểm bắt đầu sóng P đến điểm bắt đầu phức QRS. Nó bao gồm thời gian khử cực tâm nhĩ và dẫn đến nút AV thông qua hệ thống His-Purkinje. Đoạn PR kéo dài khoảng 0,12 đến 0,20 giây
– Phức QRS: thể hiện quá trình khử cực tâm thất. Đoạn này kéo dài khoãng 0,04 đến 0,1 giây.
– Đoạn ST: Đoạn ST kể từ lúc kết thúc quá trình khử cực tâm thất đến trước khi quá trình tái phân cực bắt đầu. Điểm bắt đầu đoạn này được gọi là “điểm J”, điểm kết thúc gọi là “điểm ST”
– Sóng T: Sóng T thể hiện quá trình tái phân cực tâm thất. Vì tốc độ tái phân cực nhỏ chậm hơn khử cực nên sóng T rộng và có độ dốc thấp.
– Sóng U: Có thể quan sát sóng U ở một số đạo trình, đặc biệt là các đạo trình quanh ngực V2-V4. Nguyên nhân gây sóng này còn chưa rõ ràng, có giả thiết cho rằng nó thể hiện sự trễ của quá trình tái phân cực của hệ thống His-Purkinje.
Sóng điện thể hiện được rất nhiều thông tin bệnh lý về tim mạch và đã được sử dụng trong chẩn đoán từ đầu thế kỷ 20.

Dạng sóng EtCO2 (Capnogram)

Dạng sóng EtCO2

EtCO2 (End-Tidal CO2) là phương pháp đo CO2 cuối kỳ thở ra. Hình trên mô tả 1 đoạn dạng sóng EtCO2 bình thường. Đoạn AB là đoạn cuối kỳ thở vào  và bắt đầu kỳ thở ra của không gian chết, điểm B bắt đầu kỳ thở ra của túi phổi. Đoạn AB còn được gọi là đường nền của quá trình hô hấp, nó cho biết nồng độ CO2 trong các không gian chết của đường thở. Đoạn BC là đoạn đi lên của kỳ thở ra khi khí trong các không gian chết trộn với khí từ túi phổi thở ra. Đoạn CD là tiếp tục của kỳ thở ra, hay đoạn bình nguyên (plateau, tất cả khí đều từ túi phổi đi ra, nhiều CO2). D là điểm kết thúc một chu kỳ thở vào-thở ra và bắt đầu một chu kỳ mới, tại đây nồng độ CO2 đạt đỉnh. Đoạn DE nồng độ CO2 giảm dần do sự pha loãng cùa khí thở vào.

Giá trị EtCO2 bình thường nằm trong khoảng 35 – 45 mmHg. Nếu giá trị nằm ngoài khoảng này và hình dạng của dạng sóng không bình thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán được một số bệnh lí.

Dạng sóng thở (Respiration waveforms)

Thông thường monitor có thể tính nhịp thở từ bộ phận đo EtCO2 hoặc ECG. Tuy nhiên, để vẽ dạng sóng thở, monitor lấy tín hiệu từ bộ đo ECG. Kỹ thuật thường được sử dụng là đo trở kháng (impedance) giữa hai điện cực điện tim (thường là 2 đầu đạo trình I hoặc II), do đó dạng sóng thở trên monitor thường được gọi là “impedance respiration waveform”. Dạng sóng thở thông thường trên monitor sẽ như hình sau:

 
Dạng sóng thở đo bằng phương pháp trở kháng

Sự biến đổi của đường cong ứng với sự thay đổi trở kháng của lồng ngực. Mỗi chu kỳ gồm 1 đường cong lên xuống, đoạn đi lên ứng với kỳ thở vào, thể tích lồng ngực tăng khiến trở kháng cũng tăng. Đoạn đi xuống ứng với kỳ thở ra. Người ta cũng phát triển các phương pháp vẽ dạng sóng thở nhờ các biến đổi toán học tín hiệu điện tim.

Dạng sóng huyết áp (Blood pressure waveform)

Để theo dõi huyết áp liên tục và vẽ đồ thị, các bác sĩ phải sử dụng phương pháp đo huyết áp xâm lấn (Invasive Blood Pressure hay IBP). Người ta có thể đo IBP tại nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thông thường nhất là đo ở động mạch quay, đùi,…Dạng sóng huyết áp có hình dạng gần giống với hình dạng sóng Pleth do cả hai đều liên quan đến mức độ bơm máu đến động mạch.

 
Dạng sóng huyết áp 

Ngoài các dạng sóng cơ bản trên, các monitor cao cấp hoặc chuyên dụng còn vẽ dạng sóng của các thông số khác khác.Tuy nhiên,các thông số này thường chỉ cần theo dõi trong những trường hợp đặc biệt.

Thông tin của monitor theo dõi bệnh nhân YM6000

YM6000 là monitor theo dõi bệnh nhân đa thông số, theo dõi được các thông số sau:

  • Đo 3 hoặc 5 đạo trình điện tim
  • Nhịp thở( Resp)
  • Đo huyết áp không xâm lấn( NIBP)
  • Nồng độ O2 bão hòa trong máu( SPO2)
  • 2 cổng đo nhiệt độ, thiết bị đã bao gồm pin
  • Ngoài ra, monitor theo dõi bệnh nhân YM6000 còn có các option thêm như: 2 cổng đo huyết áp xâm lấn(IBP), nồng độ CO2 cuối chu kỳ thở ra( EtCO2) và tích hợp máy in

monitor-theo-doi-benh-nhanThông số kỹ thuật của monitor theo dõi bệnh nhân YM6000:

Hiển thị Màn hình hiển thị 246.0 mm x 184.5 mm ( 12,1 inch màn hình TFT – LCD screen)
Loại màn hình LCD tinh thể lỏng
Độ phân giải 800 x 600 pixel
Kích thước và cân nặng Kích thước 341 x 305 x 712( mm) ( W x H x D)
Cân nặng 5.5. kg đã bao gồm cấu hình tự chọn thêm và phụ kiện
Đặc tính máy in nhiệt Loại Máy in nhiệt
Nặng 150 g
Độ phân giải 8 dot/mm
Số kênh in 1-2 kênh
Khổ giấy 50 mm
Tốc độ in 25.0 mm/s và 50 mm/s
Nguồn điện Dòng điện Xoay chiều, 100 – 240V, 50/60 Hz
Pin Nạp lại sau 12h khi thiết bị bật/tắt

Quy trình sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân

1. Cắm điện nguồn 220V, gắn dây đất, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power

              

2. Monitor

– Gắn hệ thống đo huyết áp: vào cánh tay người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 – 5cm.
+ Đường đi của hệ thống đo HA trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay.
+ Sao cho bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không được chặt hoặc lỏng.
+ Bấm đo huyết áp chờ kết quả:
+ Cài đặt thời gian đo ngắt quãng.
+ Nếu nghi ngờ kết quả đo thì phải tiến hành đo lại bằng Huyết áp kế.

– Gắn sensor SpO2: vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh
+ Đặt bàn tay người bệnh úp, kẹp sensor vào đầu chi người bệnh
+ Sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân
+ Chờ kết quả và xem đường biểu diễn của SpO2 hiển thị trên màn hình– Gắn cáp ECG: Loại gồm 5 dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực
+ Gắn miếng điện cực lên người bệnh nhân:
RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải
RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải
LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái
LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái
V : Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức
+ Chờ kết quả hiển thị trên màn hình Monitor: đường biểu diễn điện tâm đồ, nhịp tim…
+ Cài đặt ngưỡng báo động.

3. Monitor với bộ 3 dây điện cực chính: 

Dán điện cực: RA (trắng – vai phải), LA (đen – vai trái), LL (đỏ – hố chậu trái), nhấn phím LEAD SELECT, màn hình hiện sóng tương ứng các chuyển đạo I, II, III
4. Có thể thu nhỏ hoặc phóng đại biên độ các sóng trên màn hình bằng cách nhấn phím ECG SIZE
5. Cài đặt vùng báo động: nhấn phím ALARM. 3 vùng: 150/40, 120/60, 160/90
6. Ghi lại điện tim: nhấn phím RECORD, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi
7. Nhấn CODE SUMMARY ghi lại quá trình từ khi khởi động máy gần nhất, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi. Chức năng này tự hoạt động mỗi khi tắt máy.
8. Tắt máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power.

Bảo quản monitor theo dõi bệnh nhân

1. Đối với máy chính:

– Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Đặc biệt không dùng cồn
– Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo
– Tránh vận hành máy nơi dễ cháy, nổ.
– Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy
Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần

2. Đối với dây cáp ECG.

– Không được để cáp bị xoắn, rối
– Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tết, máu…

3. Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ:

– Lau thật sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn
– Không được để dây bị xoắn, rối

4. Đối với hệ thống đo Huyết áp:

– Lau thật sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi..
– Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…

Mua / bán monitor theo dõi bệnh nhân ở đâu ?

Công ty TNHH XNK và CN Thịnh Vượng đang bán monitor theo dõi bệnh nhân của hãng Mediana – Hàn Quốc tại Việt Nam với giá rẻ và nhiều ưu đãi.

Ngoài ra Thịnh Vượng còn là đối tác và đại diện độc quyền của nhiều hãng thiết bị y tế lớn trên thế giới như: A.R.C – Đức, Surtex – Anh, Chemotechnique – Thụy Điển, Soering – Đức,…

Chúng tôi vinh hạnh đã và đang cung cấp các thiết bị và dụng cụ cho các viện lớn và hàng đầu tại Việt Nam như: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Da Liễu trung ương,…

1 đánh giá cho Monitor theo dõi bệnh nhân YM6000

  1. 5 trên 5

    Sản phẩm tốt trong tầm giá


Thêm đánh giá

Có thể bạn thích…

024 6325 9352

Prosperity EIT Co., Ltd - Contact: Mr. Tuan - 0949.523.952 Bỏ qua